Trang chủ / Tin tức / Nông nghiệp việt nam / Cơ giới hóa đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp

Cơ giới hóa đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp

Những năm qua, cùng với sự tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp, nhiều loại máy móc thiết bị cũng được đã được dưa vào sử dụng trong sản xuất nông nghiệp để thay thế lao động thủ công,

giải quyết khâu lao động nặng nhọc, tính thời vụ, giảm tổn thất trong nông nghiệp. Bên cạnh đó, việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp còn giảm chi phí đầu vào, tăng chất lượng sản phẩm, góp phần tăng lợi nhuận khoảng 30% so với không áp dụng cơ giới hóa….. Chính vì vậy, cơ giới hóa đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp đang được ngành chức năng khuyến khích nông dân tham gia.
Tại Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp” vừa được tổ chức tại thành phố Châu Đốc trong những ngày qua do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp – PTNT tỉnh An Giang tổ chức, với sự tham dự của Bộ Nông nghiệp & PTNT, Cục Chế biến, thương mại, nông lâm thủy sản và nghề muối, các Viện, Trường, Trung tâm trung ương và Các nhà khoa học cùng với 230 nông dân các tỉnh ĐBSCL tham dự, đã khẳng định vai trò quan trọng của việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.
 
Tại diễn đàn ông Phan Huy Thông – Giám đốc Trung tâm khuyến nông quốc gia nhấn mạnh: “Sản xuất nông nghiệp trong nước cũng như khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sản xuất trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt và tình trạng thiếu lao động rất cao, thường xuyên tiếp xúc hóa chất độc hại, nên chất lượng sản phẩm làm ra và chí phí giá thành không cạnh tranh được với các nước trên thế giới. Vì vậy việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp sẽ giải quyết được tình trạng thiếu lao động nông nghiệp chuyển sang hoạt động phi nông nghiệp; Đảm bảo được lịch thời vụ gieo trồng liên tiếp ở khu vực ĐBSCL hiện nay”.
 
Cũng theo ông Phan Huy Thông: Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất của cả nước, có tổng diện tích gieo trồng khoảng 3,8 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó có khoảng 2,1 triệu ha đất sản xuất lúa, tương đương 2,8 triệu hộ làm nông nghiệp, nhưng số hộ có máy kéo hiện nay đạt thấp, 62 hộ mới có 01 máy. Các máy gieo sạ, thu hoạch chỉ đạt từ 60 đến 75% tổng diện tích toàn vùng. Máy gặt đập liên hợp, máy sấy chỉ đạt hơn 38 đến 50%. Đặc biệt ở các khâu cấy, làm cỏ, phun thuốc có độ cơ giới hóa rất thấp chưa được 10%. 
 
Theo thống kê cho thấy việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần làm giảm chi phí và tăng thu nhập cho người nông dân. Chỉ tính riêng việc áp dụng máy gặt đập liên hợp đã giảm từ 400 đến 500 ngàn đồng/ha so với cắt tay, và giảm từ 2 – 3% hao hụt so với thu hoạch nhiều giai đoạn. Như vậy nếu tính toàn khu vực đồng bằng sông Cửu Long hàng năm nếu cơ giới hóa sẽ tiết kiệm được 1.600 – 2.000 tỷ đồng và giảm thất thoát từ 500.000 – 700.000 tấn lúa. Đó là chưa kể đến việc giải quyết được sự thiếu hụt lao động vào mùa thu hoạch rộ. Đây mới chỉ thống kê của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nếu tính cả nước thì số lượng nhiều hơn. 
 
Riêng đối với An Giang có diện tích gieo trồng hàng năm đạt khỏang 640ngàn ha, sản lượng lúa của tỉnh đã tăng từ 2,1 triệu tấn từ năm 2001 đến nay đạt hơn 04 triệu tấn/năm. Với sản lượng này đã góp phần đáng kể vào việc đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu gạo của cả nước. Việc tổ chức Diễn đàn lần này tại An Giang là dịp để nông dân trực tiếp trao đổi với các nhà khoa học, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, trong ứng dụng cơ giới hóa, tiến tới tăng năng suất, tăng sản lượng, chất lượng cho nền nông nghiệp An Giang nói riêng và khu vực đồng bằng sông Cừu Long nói chung. 
 
Tham gia tại diễn đàn có nhiều nông dân cho rằng: Thời gian qua đã áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất từ các khâu làm đất, xuống giống, cho đến thu hoạch, sau thu hoạch đã góp phần giảm chi phí, tăng lợi nhuận gấp đôi so với chưa áp dụng cơ giới hóa. Nông dân Nguyễn Văn Gấu, huyện An phú cho biết: Từ năm 2004, ông trang bị máy xới, máy cày để thực hiện cơ giới hóa trên diện tích 07 ha lúa và đậu phộng của gia đình. Ông thấy có hiệu quả nên tiếp tục đầu tư thêm máy gặt liên hợp, máy sấy… đến nay diện tích đất của gia đình ông gần cơ giới hóa 100% trong sản xuất, đã góp phần tăng lợi nhuận từ 60 – 70% so với không áp dụng cơ giới hóa trước đây. 
 
Ông Lê Văn Nưng – Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho rằng: Thực tế cho thấy thời gian qua An Giang đã nỗ lực rất lớn trong quá trình triển khai chương trình xã hội hóa giống, trang bằng mặt ruộng, sạ hàng, áp dụng chương trình 3 giảm, 3 tăng, 1 phải 5 giảm, sử dụng máy gặt đập liên hợp, máy sấy…đã góp phần đạt cho tỉnh đạt sản lượng hơn 04 triệu tấn/năm. Đến nay, tỷ lệ máy móc từ khâu làm đất, gieo sạ, cho đến thu hoạch và sau thu hoạch đạt từ 75 – 98% diện tích toàn tỉnh. Từ việc sử dụng cơ giới hóa vào sản xuất đã giảm chi phí đầu vào, tăng chất lượng sản phẩm, góp phần tăng lợi nhuận khoảng 30% so với không áp dụng cơ giới hóa… 
 
Việc cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp đã khẳng định cho hiệu quả cao. Tuy nhiên, cái khó nhất hiện nay là việc cơ giới hóa còn đang gặp khó khăn, nhất là hiện nền đất sản xuất ở khu vực ĐBSCL mềm, manh múng nên việc cơ giới hóa còn gặp nhiều hạn chế. Cũng như hiện nay, nhiều nông dân có nhu cầu đầu tư máy móc vào sản xuất nhưng vẫn chưa được tiếp cận do nông dân không có tài sản để thế chấp ngân hàng…. Vì vậy tại diễn đàn các nhà Khoa học, các Cục, Viện, Trường và nông dân còn trao đổi về chủ trương, chính sách vay vốn ưu đãi của Chính phủ, hỗ trợ lãi suất; Về qui trình thủ tục vay vốn có ưu đãi tiếp sức cho nông dân trang bị máy phục vụ cho sản xuất; Kỹ thuật sử dụng và hiệu quả của các loại máy gieo sạ, thu hoạch lúa; Sử dụng tia lase trên ruộng có diện tích nhỏ; Giới thiệu các loại máy theo công nghệ vận hành mới, cải tiến; Dồn điền đổi thửa ….
 
Hy vọng sau diễn đàn sẽ giải quyết những khó khăn cơ bản trong việc cơ giới trong sản xuất nông nghiệp, để góp tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị, tính cạnh trạng cao trên thị trường và tiến tới xuất khẩu mạnh các mặt hàng nông sản ở khu vực ĐBSCL, trong đó có An Giang./.

Bình luận

Vận chuyển miễn phí

Khi mua từ 10kg trở lên tại Hà nội

Giá bán tốt nhất

Giá tốt nhất thị trường Việt Nam

Cam kết ba không

Chất bảo quản - Phụ gia - Hóa chất