Trang chủ / Tin tức / Thị trường gạo / Gạo Việt Nam xuất khẩu và những chặng đường

Gạo Việt Nam xuất khẩu và những chặng đường

Tuy là cường quốc về sản xuất và xuất khẩu lúa gạo, nhưng cho đến nay thì cây lúa Việt Nam vẫn là loại cây trồng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu. Cùng một giống lúa, nhưng khi trồng ở tỉnh thành này lại cho chất lượng tốt hơn khi trồng ở tỉnh khác. Cùng một giống lúa, nhưng khi trồng và thu hoạch trong mùa Đông Xuân (vụ chính) sẽ cho chất lượng tốt và đồng đều hơn khi trồng trong mùa Hè Thu hoặc Thu Đông (vụ phụ).

Như vậy, bạn sẽ thấy rằng. Mùa cao điểm nhất trong năm của lĩnh vực kinh doanh Lúa gạo là mùa Đông xuân (11-03 âm lịch, giai đoạn thu hoạch sau Tết). Đây là thời điểm kinh doanh cao trào, bất kể là Gạo nội địa hay Gạo xuất khẩu, vì Lúa thu hoạch trong mùa chính vụ này sẽ có sản lượng cao, phẩm chất đồng đều và giá cả ổn định hơn so với các vụ khác trong năm. Việc nhận đơn hàng, triển khai thực hiện hợp đồng mới cho đối tác vào thời gian này sẽ tương đối thuận lợi hơn cho bạn so với những mùa khác trong năm.

Gạo xuất khẩu

Bên cạnh đó, năng lực cung ứng của Nhà máy sản xuất là điều mà bạn và đối tác nước ngoài nên và thường hay quan tâm nhất. Nói đến năng lực sản xuất, ta phải xét đến các yếu tố sau:

  • Công suất dây chuyền máy: thông thường tính bằng đơn vị tấn/giờ. Nhà máy nhỏ thường có công suất dây chuyền tối đa khoảng 200 tấn/ngày, con số tương ứng với nhà máy lớn là 500 tấn/ngày. Bên cạnh đó, mỗi nhà máy có kế hoạch sản xuất, làm hàng riêng. Họ sẽ ưu tiên cho những khách hàng, đối tác truyền thống trước. Thông thường, họ vẫn có thể nhận thêm HĐ, thậm chí vượt cả công suất thiết kế của dây chuyền vì có những nhà máy vệ tinh, quan hệ theo kiểu anh em trong gia đình hoặc hàng xóm trong khu công nghiệp – là những người vừa xây hay có Nhà máy nhưng lại chưa có khách riêng nên sẽ nhận chạy gia công.
  • Mùa khô: Dây chuyền xay xát và lau bóng hiện nay chủ yếu dùng nguồn điện 3 pha làm nhiên liệu đầu vào. Với tình trạng thiếu hụt điện năng sinh hoạt và sản xuất như hiện nay, thì đây cũng là yếu tố quan trọng bạn không nên bỏ qua. Không thể giao dịch một hợp đồng có khối lượng cao và thời gian giao hàng cập rập trong khoảng thời gian này.
  • Giao mùa: Là khoảng thợi gian lúa mùa này hết nhưng lúa vụ kế tiếp chưa chín rộ hoặc không có chất lượng như ý. Nghĩa là Nhà máy cũng không thể chạy hết công suất thiết kế khi nguồn nguyên liệu đầu vào không nhiều và ổn định.
  • Lưu kho: Với những đơn hàng lớn, có những nhà máy tùy theo kinh nghiệm của mình mà sẽ tự căn cứ vào lượng lưu kho hiện tại, kết hợp mua ngoài, cộng với dự đoán chạy máy thêm với khối lượng  bao nhiêu nữa mà sẽ quyết định có nhận HĐ với bạn hay không ?

Vốn đối ứng: là yếu tố quan trọng nhất. Sẽ chẳng có đơn vị làm ăn đang hoàng uy tín nào lại dễ dàng nhận hợp đồng mới, với đối tác mới nếu như bạn không có vốn đối ứng. Vì sao ? Vì là khách mới, vì uy tín? Không hẳn như thế, vì mặc dù có thư giới thiệu, có đảm bảo từ người thân quen gì gì đi nữa thì Nhà máy vẫn cần có vốn đối ứng nhất định, và phải là tiền mặt để thanh toán cho thương lái cung cấp lúa hoặc gạo lứt nguyên liệu. Vì chính thương lái cũng phải thanh toán lại ngay bằng “Cash” cho nông dân khi thu mua lúa của họ. Bạn có thấy nông dân nào của mình xài chuyển khoản hay chưa ? “Tiền tươi mới có thóc thật” – Chơi với nông dân, xưa nay là thế. Vậy tỷ trọng vốn đối ứng thông thường là bao nhiêu? 30%, 50% hay cao hơn nữa? Điều này còn tùy thuộc vào việc tổng hợp lại những yếu tố như bên trên đã liệt kê.


Bình luận

Vận chuyển miễn phí

Khi mua từ 10kg trở lên tại Hà nội

Giá bán tốt nhất

Giá tốt nhất thị trường Việt Nam

Cam kết ba không

Chất bảo quản - Phụ gia - Hóa chất