Bước 1: Ngâm gạo khoảng 15 phút đến 1 tiếng, khi nào bạn thấy hạt gạo hơi nứt ra thì mới được.
Bước 2: Đổ gạo ra rổ, để ráo nước hoàn toàn
Bước 3: Đun sôi nước, nhưng chờ cho nước sôi mạnh thì mới đổ gạo vào nồi khuấy đều sao cho gạo không bị bén nồi là đủ. Tuy nhiên, lưu ý là không được khuấy quá nhiều, bởi nếu khuấy quá nhiều thì cơm sẽ bị nát quá.
Bước 4: Khi cơm sôi trở lại thì giảm lượng lửa sao cho cơm vừa đủ sôi, lượng nước vừa đủ.
Gạo Tấm Tám Điện Biên
Lưu ý: Đối với nồi cơm điện, các bạn cũng làm tương tự nhưng khi đổ gạo vào thì đảo đều rồichắt hết nước như nấu cơm nếp. Sau đó, đậy nắp nồi, sau khoảng 10 phút, bạn đảo lại 1 lần nữa.
Nấu cơm tấm rất khó do nếu bạn để lửa quá to thì cơm sẽ dễ bị cháy, thậm chí còn khê, mà nếu bạn nấu ít lửa thì cơm sẽ nhã, mà có khi còn chưa chín; nếu bạn nấu thừa nước cơm sẽ nát và mất vị ngọt của hạt gạo tấm. Cách điều chỉnh lửa và lượng nước là yếu tố vô cùng quan trọng. Thực chất, cho dù bạn nấu bằng bếp nào, nếu lượng nước vừa đủ thì cơm của bạn đều ngon. Tuy nhiên, nếu nấu bằng bếp điện thì khá khó để điều chỉnh lượng nhiệt. Đối với loại nồi nên sử dụng, tốt nhất bạn nên dùng nồi dày (kiểu nồi gang ngày xưa) bởi nếu nồi dày thì nhiệt sẽ được tản đều, cơm sẽ chín đều, hạt cơm săn và thơm ngọt. Thậm chí, bạn có thể có được cháy cơm mỏng và giòn hơn dưới đáy nồi. Và đặc biệt nếu bạn cho thêm 1 thìa mỡ vào cạnh nồi sau khi ghế cơm thì chắc chắn, cả gia đình bạn sẽ có thêm đĩa cháy mỡ thơm phức cho bữa ăn thêm hoàn hảo.
(sưu tầm)
Miễn phí Ship nội thành Hà nội
Giá tốt nhất thị trường Việt Nam
Không Chất bảo quản - Không Phụ gia - Không Hóa chất