Giống lúa đặc sản Séng Cù được trồng chủ yếu ở các huyện Mường Khương, Bát Xát của tỉnh. Gạo Séng Cù đã nhận được nhiều giải thưởng và sự đánh giá cao của các nhà chuyên môn khi tham gia hội chợ thương mại toàn quốc. Đặc biệt vừa qua, Cục Bản quyền và sở hữu trí tuệ Việt Nam đã cấp chủ quyền thtương hiệu cho sản phẩm gạo Séng Cù ở Mường Khương. Đó cũng là sản phẩm đứng đầu trong danh sách các mặt hàng chủ lực trong đề án phát triển kinh tế của địa phương. Gạo Séng Cù đã được thị trường các Thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì chấp nhận và xếp ngôi đầu bảng về gạo đặc sản. Theo các chuyên gia, cây lúa Séng Cù chỉ có thể cho sản phẩm gạo thơm, ngon, dẻo, hạt gạo mẩy và đều khi được cấy trên các chân ruộng có độ cao từ 900 mét trở lên (so với mực nước biển), đồng thời có các mạch nước ngầm lạnh… Với điều kiện “khắt khe” như thế, cho nên chỉ một số nơi ở Lào Cai mới đáp ứng được yêu cầu để trồng và sản xuất giống lúa đặc sản này.

Bốc xếp lúa đã phơi khô lên xe tải Nam Bình

Vận tải lúa Séng Cù về Nhà Máy Hà Nội để xay xát và chế biến thành phẩm
Một vài năm trở lại đây, khi nền sản xuất hàng hoá phát triển tại các vùng nông thôn, gạo đặc sản có cơ hội chiếm lĩnh thị trường nhanh chóng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Cùng một chế độ chăm sóc, cho năng suất tương đương nhưng bây giờ lúa được sản phẩm có giá trị kinh tế cao gấp 1,5 đến 2 lần so với cây lúa thường. Là một trong những gia đình trồng giống lúa đặc sản Séng Cù từ 5 năm nay, ông Hoàng Văn Dùng, xã Mường Vi, huyện Bát Xát tâm sự: “Nhà có 0,6 ha trồng lúa Séng Cù. Trước đây gia đình trồng chủ yếu để ăn, sau thấy nhiều người bán được giá, nên bây giờ cũng chuyển sang trồng để bán. Vụ vừa rồi, gia đình tôi thu hoạch được 3 tấn lúa Séng Cù và bán được gần 25 triệu đồng… So với giống lúa thường, thì lúa đặc sản cho giá trị cao hơn gấp 2 lần. Thấy lợi, nhiều bà con trong xã cũng đang chuyển dần từ giống lúa thường sang lúa đặc sản…”
Với tốc độ phát triển của cây lúa đặc sản tại Lào Cai, đến nay đã khá nhiều huyện đưa giống lúa này vào gieo trong như Bàt Xát, Bắc Hà, ..

Cung đường vận tải lúa Séng Cù hiểm trở, vượt suối sâu đèo cao.
Năm 2000 toàn tỉnh mới có 835 ha lúa đặc sản thì năm 2006 con số này đã đạt lên tới hơn 1.300 ha, trong đó riêng huyện Mường Khương chiếm 630 ha, Bát Xát hơn hơn 500 ha, Bảo Thắng hơn 200 ha… Như vậy chỉ tiêu đề ra của ngành Nông nghiệp Lào Cai trong giai đoạn 2006-2010 là trồng 1.500 ha thì đến nay đã gần tới đích, điều quan trọng vẫn là “tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với chế biến, đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng…”, ông Quê khẳng định. Theo đó, ông vui mừng báo tin: “Lo lắng lớn nhất đối với cây lúa đặc sản của Lào Cai hiện nay cơ bản đã được giải quyết. Các trường Đại học Nông nghiệp I, II và Trung tâm Giống Nông lâm nghiệp Trung ương đang cùng các địa phương của tỉnh vào cuộc để nghiên cứu, tìm lại giống lúa đặc sản thuần để phát triển, nhất trong diện tích. Điều này bàng chứng tỏ cây lúa đặc sản của chúng tôi có tầm quan trọng và sức hút đặc biệt…”
Cây lúa đặc sản của đồng bào vùng cao đã lên ngôi. Từ một địa phương có tỷ lệ đói cao, đến nay Lào Cai đã có thể tự hào là một trong số ít các tỉnh của cả nước đã xuất khẩu được gạo ngon góp phần vào xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Gạo Séng Cù Nam Bình tại nhà máy Hà Nội.